linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

LÀM SAO ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH TIN CẬY CỦA THÔNG TIN VỀ LĨNH VỰC KHOA HỌC SỨC KHỎE TRÊN INTERNET?

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, sự kết nối và chia sẻ đã và đang diễn ra liên tục trên Internet. Có thể trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người đều gặp nhiều câu hỏi liên quan tới khoa học sức khỏe từ bạn bè, người thân. Đối với sinh viên như em, trong quá trình học, rất nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề mới phát sinh. Vì vậy việc tìm kiếm và đọc tài liệu trên Internet rất cần thiết để em cũng như các bạn sinh viên học tập mỗi ngày.

 Vậy, khi tiếp cận những kiến thức về khoa học sức khỏe trên Internet, làm sao chúng ta nhận biết nguồn thông tin đó có đáng tin cậy, có mức độ chính xác cao hay không?

👉Em đã đến với CHIR và tìm ra câu trả lời qua những chia sẻ rất bổ ích từ Dược sĩ Phan Quang Khải. Những chia sẻ từ anh Khải đã giúp em có cái nhìn cơ bản khi tiếp cận và đánh giá nguồn tài liệu tham khảo trên Internet, đó là việc đánh giá ban đầu nguồn thông tin đó có được trích dẫn tài liệu tham khảo hay không?

Thời điểm tác giả truy cập là lúc nào? Và đặc điểm của website đó có chuyên sâu về lĩnh vực khoa học sức khỏe hay không?... Em xin chia sẻ những điều em học được tới anh chị và các bạn. Những điều em chia sẻ còn có thiếu sót, anh chị có kinh nghiệm có thể chia sẻ, góp ý để em cũng như các bạn cùng học hỏi thêm nhiều điều hay ạ.

💯Nhân dịp này, em xin được giới thiệu tới anh chị và các bạn khóa học KỸ NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU - THÔNG TIN THAM KHẢO TRÊN INTERNET. Em đã dựa vào nội dung chương trình tọa đàm trực tuyến "NGUỒN TRA CỨU INTERNET : TỐI ƯU SỬ DỤNG & CẬP NHẬT LIÊN TỤC" của CHIR, với diễn giả là Ths.Bs Lê Đăng Khoa - Cố vấn Nghiên Cứu Khoa Học của CHIR và đặc biệt là nhóm tác giả sách THỰC HÀNH Y HỌC CHỨNG CỨ là các Dược sĩ từng có thời gian học tập và làm việc ở Việt Nam, vừa có cơ hội học tập ở nước ngoài và hiện đang sinh sống và hành nghề Dược ở Mỹ – Canada:
1. Phạm Trần Thu Trang, RPh (Ontario, Canada)
2. Phạm Phương Hạnh, RPh, MSc (Ontario, Canada)
3. Phan Quang Khải, BSPharm, PharmD Candidate 2021 (USA)
Khóa học được thiết kế gồm 12 bài giảng, hoàn toàn miễn phí gửi tặng tới các anh chị nhân viên y tế (NVYT) và các bạn sinh viên, chỉ cần đang là học viên trên hệ thống CHIR Elearning là có thể đăng ký để học ngay. Bởi vì, TRA CỨU THÔNG TIN TRÊN INTERNET HIỆU QUẢ là một nhu cầu rất lớn của NVYT.

❓Làm sao để chỉ cần 15 phút mỗi ngày vẫn đủ điểm qua những tin tức mới quan trọng? Không cần “lặn ngụp” hàng giờ trong ma trận nguồn tin tức?
❓Tìm ở đâu các nguồn CME chất lượng cao miễn phí? Các công cụ, website, app nào thực sự hữu ích?
❓Làm sao xây dựng một network mạnh với các chuyên gia trong và ngoài nước?
❓Chưa bao giờ Google lại dễ dàng đến vậy. Nhưng làm gì, khi có lúc Google cả buổi vẫn không tìm được câu trả lời thoả đáng?
❓Ngoài Google, còn có những công cụ tìm kiếm nào khác?
❓Những trang web mà chúng ta thường xuyên truy cập để tìm kiếm thông tin y khoa có những ưu điểm, nhược điểm gì cần lưu ý?

👉Tất cả những câu hỏi trên đã được các Bác sĩ, Dược sĩ chia sẻ trong chuỗi bài giảng của khóa học. Em xin gửi tới các anh chị NVYT và các bạn sinh viên y dược quan tâm cùng theo dõi ạ.
*** Sinh viên Y6 - NGUYỄN THỊ HÀ ***

 

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team